1. Quy trình sản xuất nhựa đường.
  • Nhựa đường là gì?

Nhựa đường là một chất lỏng hay chất bán rắn có độ nhớt cao và có màu đen, nó có mặt trong phần lớn các loại dầu thô và trong một số trầm tích tự nhiên. Thành phần chủ yếu của nhựa đường là bitum. Vẫn tồn tại một số bất đồng trong số các nhà hóa học liên quan đến cấu trúc của nhựa đường, tuy nhiên phổ biến nhất là nó được giả lập mô hình như là một chất keo.

Nhựa đường có thể được tách ra từ các thành phần khác của dầu thô (chẳng hạn naphthaxăng và dầu điêzen) bằng quy trình chưng cất phân đoạn, thông thường dưới các điều kiện chân không. Việc chia tách tốt hơn nữa có thể đạt được bằng cách xử lý tiếp các phần nặng nhất của dầu mỏ trong các khối khử nhựa đường sử dụng prôpan hoặc butan trong pha siêu tới hạn để hòa tan các phân tử nhẹ hơn và sau đó được tách ra. Có thể xử lý tiếp bằng cách “thổi” sản phẩm: cụ thể là bằng cách cho nó phản ứng với oxy. Phương pháp này làm cho sản phẩm cứng và nhớt hơn.

  • Nhựa đường 60/70 là gì?

Nhựa đường đặc 60/70 là nhựa đường đặc có độ kim lún 60/70. Nhựa đường đặc có nguồn gốc dầu hỏa (nhựa đường đặc nóng Bitum) là sản phẩm thu được từ công nghệ lọc dầu, bao gồm các hợp chất hydrocacbua cao phân tử như: CnH2n+2, CnH2n, hydrocacbua thơm mạch vòng (CnH2n-6) và một số dị vòng có chứa oxy, ni tơ và lưu huỳnh. Ở trạng thái tự nhiên, nhựa đường đặc có dạng đặc quánh, màu đen. Nhựa đường đặc không thấm nước nhưng có thể hòa tan trong Benzen (C6H6), cloruafooc (CHCl3), disulfua cacbon (CS2) và một số dung môi hữu cơ khác.

Phù hợp tiêu chuẩn vật liệu nhựa đường đặc 22TCN 279-01 của Bộ Giao Thông Vận Tải.

  1. Quy trình sản xuất nhũ tương

Nhũ tương là gì? Nhũ tương nhựa đường là sản phẩm tạo ra từ quá trình hòa trộn theo tỷ lệ thích hợp nhựa đường đặc với các chất tạo nhũ và nước dưới dạng nhũ ổn định.

– Theo cấu trúc hạt keo, nhũ tương nhựa đường có thể phân thành các loại là nhũ tương nhựa đường nghịch và nhũ tương nhựa đường thuận. Theo tính chất dính bám với đá, nhũ tương nhựa đường lại được phân thành nhũ tương nhựa đường tính kiềm (dính bám tốt với đá gốc vôi) và nhũ tương nhựa đường tính axít (dính bám tốt với đá gốc silic). Dựa trên tính phổ biến sử dụng tại Việt Nam, tài liệu này chỉ đề cập đến loại nhũ tương nhựa đường thuận tính axit.

– Ở trạng thái tự nhiên, nhũ tương nhựa đường có dạng lỏng, màu nâu sẫm, đồng đều.

 

Ps: dữ liệu tham khảo qua internet

3. Quy trình sản xuất MC 70

Nhựa đường lỏng MC 70 là nhựa đường lỏng đông đặc vừa, có độ nhớt tối thiểu là 70.

Nhựa đường lỏng là sản phẩm tạo ra từ quá trình hòa trộn nhựa đường đặc và dầu hỏa theo tỉ lệ thích hợp.